Hành trình "Nhẫn" và "Nại" - P1.
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016
loading...
Hai anh được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, ở bằng nhà tranh vách đất. Cả gia đình chỉ vỏn vẹn có năm người tuy nhiên cái nghèo, cái khó vẫn không tha cho gia đình họ.
Nhà nghèo nên anh ta cũng giống như những anh chàng nhà nghèo khác, với một khát vọng vươn lên trong cuộc sống để thoát khỏi cảnh nghèo khó để có được một cái gì đó trong tay mà người ngoài nhìn vào không thể xem thường gia đình họ.
Tuổi thơ của Nhẫn Nại, chỉ với ngày hai bữa giúp cha, giúp mẹ đi hết đoạn mương này đến đoạn mương khác để tìm và hái cho được những ngọn rau đem về giúp mẹ nấu cháo cho heo.
Cứ như thế, ngày nào đi học thì anh cũng cùng cắp vở đến trường trên đôi chân dù xa hay gần với ngôi trường anh ấy đang học. Còn với những ngày không đi học thì với chiếc rổ một bên nách và một chiếc “cu liêm” bên tay với những cái mương cái bờ mà tìm những ngọn rau. Thỉnh thoản với những cây chuối, và con dao cứ thoăn thoắt để kịp nồi cháo cho heo.
Thời gian cứ thế mà trôi, với những con heo, những con gà đó là những tài sản lớn nhất mà giúp Nhẫn Nại học hết cấp 1, đến cấp 2 và…tiếp theo là những năm cấp 3. Với thân phận của một đứa con nhà nghèo nên Nhẫn Nại không bao giờ đòi hỏi, xẻ xua hay muốn cho được bằng bạn bằng bè.
Với chiếc áo, có khi cái quần đang mặc là những lam lỗ của “mối dá”, nhìn xuống đôi chân cũng là một đôi dép nhựa với chi chit những “mối hàn” tuy nhiên Nhẫn Nại vẫn không ngại để đi đến trường. Đôi khi Nhẫn Nại vẫn thấy tuổi thân, nhưng vì nhà nghèo nên Nhẫn Nại vẫn âm thầm nhẫn nại như cái tên mà nó có.
Bù lại với cái sự nghèo khó ấy, Nhẫn Nại học rất giỏi và trong thôn Nhẫn Nại luôn là đứa học giỏi nhất so với những đứa cùng tuổi. Nhẫn Nại mặt dù thua tấc cả những đứa bạn trong xóm về vật chất, điều kiện học tập, nhưng Nhẫn Nại chưa bao giờ thua chúng bạn về sức học và sự lễ phép.
Dần lớn lên Nhẫn Nại dần có những suy nghĩ về gia đình, về cái nghèo khó ấy, tuy nhiên với suy nghĩ của một con người trong phạm vi bó hẹp trong một xóm và một vùng miền mà ở chưa có sự phát triển cũng như tiếp cận nhiều nguồn thông tin văn minh.
Và cái nghèo, cái khó ấy vẫn không hề thoát ra khỏi gia đình nó được. Vì nhà ngheo mà trong gia đình phải có sự chọn lựa để tiếp tục đến trường.
Ngày ấy, nó vẫn còn nhớ rõ sự chọn lựa và ưu tiên đó, tuy nhiên vì nhận thức của nó chưa hoàn thiện và chưa nhận biết được nhiều vấn đề. Một “thằng anh” chấp nhận bỏ học để đứa Nhẫn Nại bước tiếp con đường học vấn nó đang theo.
Người ta thường nói, “nghèo tình nghèo nghĩa thì lo, nghèo tiền nghèo bạc chả cho là nghèo”, đúng vậy, dù nhà Nhẫn Nại nghèo, tuy nhiên anh em, cha mẹ trong nhà rất yêu thương và biết nghĩ cho nhau, chỉ có “ba” của Nhẫn Nại hay uống rượu và hút thuốc mà đến ngày hôm nay Nhẫn Nại cũng đã làm cha nên Nhẫn Nại hiểu được vì sao mà “ba” Nhẫn Nại hay như vậy.
Ngày ấy, Nhẫn Nại học cấp 2, còn “thằng anh” bắt đầu hết cấp 2 và chuyển sang cấp 3. Lúc đó cấp 3 có 2 hệ, đó là hệ A và hệ B, với mỗi hệ chi phí tiền học sẽ khác nhau, và hệ A=1/2 so với hệ B, do đó, ba mẹ, anh chị không nói gì cả, tuy nhiên có sự lựa chọn âm thầm trong đó, không phải “ba” mẹ lựa chọn mà chính là “thằng anh” âm thầm lựa chọn.
Để lo cho cả Nhẫn Nại và “thằng anh” học thì chắc chắn học phí sẽ gấp đôi cho nên “thằng anh” đã chấm dứt con đường học tập khi chỉ mới bước chân vào cấp 3 ( Lớp 9) để nhường cho Nhẫn Nại tiếp tục con đường học hành.
Ngày ấy Nhẫn Nại không hề nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ biết rằng “à, thằng anh nó học không nổi nữa nên nó nghỉ” chỉ biết và nghe “thằng anh nó nói như thế mà thôi, chứ nó không hề nghĩ được gì nhiều giống như bây giờ.
Và từ đó, “thằng anh” bước ngang sang một trang mới mà cho đến giờ này Nhẫn Nại mới thấm thía và hiểu mọi chuyện. “Thằng anh” bắt đầu lao vào tìm kiếm công việc để nuôi cả nhà, (ở nhà quê, ngoài mảnh đất làm ruộng ra, có thể nuôi thêm con gà, con heo mà thôi, vì nhà nghèo từ nhỏ nên ruộng vườn cũng không có nhiều, gia tài cũng chẳng có gì, nên khi ba mẹ lớn tuổi, sức yếu thì ruộng nương cũng khó khăn chỉ có thể mướn người ta làm, và mình cũng làm để phụ bớt phần tiền) vừa chăm lo ba mẹ, bà nội và còn lo cho cả Nhẫn Nại học.
“Thằng anh” cứ thế, và chăm lo cho cả gia đình đến khi Nhẫn Nại học hết cấp 3. Cái ngày mà hết cấp 3 đó, vì nhà nghèo mà Nhẫn Nại đã “hành động 5 chai bia” với ba của Nhẫn Nại. Để đến bây giờ Nhẫn Nại vẫn luôn không quên cái ngày ấy. Và ngày thi đại học đã đến, “thằng anh” lại phải thêm một gánh nặng nữa để Nhẫn Nại có lộ phí đi thi. Trượt đại học, Nhẫn Nại hụt hẫng vô cùng vì từ khi đi học đến hết cấp 3 nó chưa hề ở lại lớp thậm chí chưa hề một lần thi lại, thay vào đó là những bằng khen mà trường tặng. Và “thằng anh” lại là nguồn động lực chính, và “thằng anh” lại nuôi Nhẫn Nại tiếp tục đi ôn thi.
Thời gian trôi qua, cuối cùng Nhẫn Nại cũng đậu được cao đẳng. Và gia đình mà cái chính là “thằng anh” lại phải làm con đường để Nhẫn Nại đi tiếp.
Lúc này, Nhẫn Nại đã có được cơ hội và thực hiện được những suy nghĩ mà khi Nhẫn Nại còn ở nhà chưa bao giờ thực hiện được. Bôn ba với đủ mọi cách để sống mà không phải đặt nặng vào gia đình.
Nhẫn Nại không nề hà một việc gì. Và “phụ quán cơm” đó là công việc mà Nhẫn Nại lần đầu tiên làm. Vừa có cơm no bụng, mà vừa biết phụ giúp gia đình để đỡ phần vất vả cho “thằng anh” của Nhẫn Nại.
Một lần nữa, Nhẫn Nại không hề thấy xấu hổ hay ngại ngùng khi Nhẫn Nại phải phục vụ “cơm ăn nước uống” cho chúng bạn cùng tuổi, cùng trường cùng lớp. Hàng ngày, thay gì vui chơi như chúng bạn, nó phải lên trường và ở quán cơm.
Và cứ như vậy, Nhẫn Nại tự nuôi sống được mình trong 3 năm học ấy, chỉ có tiền học phí là nó không làm được, tuy nhiên Nhẫn Nại vẫn thấy vui vì đã đi làm nuôi thân được.
Ba năm trôi qua, cầm trên tay tấm bằng Cao Đẳng, với hành trang là một chiếc cặp chỉ đựng được vỏn vẹn 3 bộ đồ mà “thằng anh” mua cho, lộ phí Nhẫn Nại lập nghiệp cũng chẳng có gì với 1.200.000đ (năm 2008) và như thế Sài Gòn Nhẫn Nại thẳng tiến….
Bài liên quan
- Để thành công hãy cần có những kỹ năng này!
- Các lưu ý về nhà bếp để cuộc sống ấm no!
- Mẹo vặt cho xây dựng!
- Thư gửi bà xã tương lai!
- Ngã rẽ cuộc đời!
- 200 con số tròn!
- Anh có bình yên trong trái tim của em!
- Vượt qua chính mình!
- Bài thuốc quanh ta: CỎ MẦN TRẦU
- Chữa hóc Xương Cá bằng các thực phẩm đơn giản!
- Hướng dẫn chia nhỏ video
- Hướng dẫn cách tăng tuổi thọ pin laptop
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét